DNtoday – chiều ngày 07/07/2019; tại trường ĐH Ngân Hàng đã diễn ra buổi trao đổi thông tin với báo chí về buổi tọa đàm Quốc tế của Ủy ban Điều tiết tài chính châu Á có nội dung: “Chiến tranh thương mại và ảnh hưởng tới sự ổn định của thị trường tài chính châu Á”. Tọa đàm được tổ chức với sự hợp tác của Ủy ban Điều tiết tài chính châu Á và trường Đại học Ngân hàng TP.HCM đã diễn ra thành công từ ngày 05 đến ngày 07/07/2019.
Các khách mời, chuyên gia và giáo sư đến từ các trường đại học uy tín trên thế giới như: TS See-Yan Lin – Nguyên Phó Thống đốc NHTW Malaysia – Cố vấn cấp cao Thủ tướng Malaysia, GS Shin-ichi Fukuda – University of Tokyo, GS Tokuo Iwaisaka – University of Hitotubashi, GS David Ding – Singapore Management University, GS Martin Young – University of Massey, GS Sun Qian – University Fudan…đã có buổi trao đổi thẳng thắn với báo chí Việt Nam về vấn đề liên quan đến cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung.

Tọa đàm đã tạo ra một diễn đàn cho các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách từ các lĩnh vực khác nhau, có cơ hội trao đổi kiến thức và cập nhật các diễn biến phát triển của chính sách thương mại quốc tế, tác động của toàn cầu hóa, kinh nghiệm của các quốc gia ở mức độ phát triển khác nhau, sự tương tác của các quốc gia và các tổ chức trong bối cảnh toàn cầu. Đây cũng là cơ hội cho các chuyên gia Việt Nam và các đồng nghiệp quốc tế trình bày và trao đổi các nghiên cứu mới, các sáng kiến và kinh nghiệm hợp tác về các vấn đề hiện tại của kinh tế quốc tế, kinh doanh và tài chính.
Lịch sử cho thấy; không một quốc gia hoặc bên liên quan nào được hưởng lợi từ một cuộc chiến thương mại cả. Điều quan trọng là phải hiểu được các động cơ đằng sau các cuộc chiến thương mại do Hoa Kỳ khởi xướng, nhằm chống lại sự bành trướng của Trung Quốc. Vì thế mà Hoa Kỳ có thâm hụt thương mại lớn và liên tục với một số quốc gia như: Mexico, Đức và Nhật Bản, đặc biệt là Trung Quốc.

Tuy nhiên; hoạt động thương mại của thế giới là chuỗi cung ứng toàn cầu và các tập đoàn đa quốc gia, việc đánh giá nguồn gốc của thâm hụt thương mại thực sự rất khó xác định. Hoa Kỳ mặc dù ghi nhận tầm quan trọng của cạnh tranh trong việc thiết lập thương mại bình đẳng nhưng luôn cho rằng sân chơi này thường bất lợi cho họ. Taị nhiều quốc gia; bao gồm cả Trung Quốc, các công ty Hoa kỳ tiếp cận thị trường thường bị hạn chế, trong khi các công ty của các quốc gia đối tác thường dễ dàng tiếp cận thị trường Hoa Kỳ. Hơn nữa, Hoa Kỳ nhiều lần cảnh báo việc các thị trường nước ngoài không bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và thậm chí còn vi phạm trắng trợn các lệnh trừng phạt thương mại của Hoa Kỳ. Ngay khi hiểu rằng, sẽ không có người chiến thắng trong một cuộc chiến thương mại nhưng Hoa Kỳ vẫn tin rằng họ sẽ chịu tổn thất ít hơn các đối thủ. Với sức mạnh của nền kinh tế cộng với lợi thế về thị trường, buộc các đối thủ phải chịu các áp lực lớn từ lệnh trừng phạt, ngay cả khi những điều này trái với quy định của WTO.
Những gián đoạn đến chuỗi cung ứng toàn cầu đã khiến nhiều công ty nước ngoài phải di chuyển ra khỏi Trung Quốc và bước vào thị trường Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam. Tuy nhiên; các quốc gia tiếp nhận này, hiện đang có thặng dư thương mại với Mỹ, hoàn toàn có thể sẽ trở thành mục tiêu của Hoa Kỳ trong tương lai. Mức độ ảnh hưởng đầy đủ của những gián đoạn này sẽ lớn đến mức nào tùy thuộc vào việc chiến tranh thương mại có còn tồn tại hay không? Nếu như sự dịch chuyển là sự tìm “thị trường quay” đối đầu thì Hoa Kỳ sẽ có phản ứng như thế nào đối với khu vực lưu trú của các doanh nghiệp rời khỏi Trung Quốc? Liệu Việt Nam có trở thành “bàn dập” của cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung không?

Hoa Kỳ đã tuyên bố rằng Châu Âu, Nhật Bản, đặc biệt là Trung Quốc đang sử dụng các chính sách tiền tệ để chống lại thuế quan của Hoa Kỳ. Những tuyên bố như vậy, nếu đúng, có thể có tác động nghiêm trọng đến sự ổn định thị trường tài chính toàn cầu và cuối cùng là làm chậm tăng trưởng thế giới.
Các cuộc họp gần đây tại G20, dường như đã làm giảm căng thẳng như vậy. Kể từ đó, Trung Quốc đã đáp ứng với một loạt các bước để chấm dứt giới hạn sở hữu đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực tài chính, bao gồm cả ngân hàng vào năm 2020, trước một năm so với kế hoạch.
Trung Quốc cũng mở cửa lĩnh vực sản xuất và giảm danh sách đầu tư tiêu cực, bãi bỏ giới hạn sở hữu trong lĩnh vực chứng khoán, phái sinh và bảo hiểm, cam kết không sử dụng thao túng tỷ giá để cạnh tranh. Trung Quốc cũng đã cam kết thúc đẩy mua thêm hàng nông sản của Hoa Kỳ nhưng điều đáng lo ngại hơn là: liệu sự leo thang căng thẳng gần đây có phải là dấu hiệu cho thấy cuộc chiến thương mại do Hoa Kỳ khởi xướng đang dần dần vượt qua vấn đề thương mại, ít nhất là một cuộc chiến công nghệ dưới góc độ an ninh quốc gia – tiêu biểu là Tập đoàn Huawei.
Trong bối cảnh này, rõ ràng lợi ích của Mỹ và Trung Quốc không tương thích. Về dài hạn, nó có thể khiến thế giới bị chia tách thành 02 khối vận hành theo quỹ đạo riêng. Khuyến nghị 01 – WTO cần tiến hành cải cách hướng tới thương mại công bằng hơn, bao gồm vai trò của các DN Nhà nước, quyền sở hữu trí tuệ, một hệ thống toàn diện để giải thích cho hành vi có trách nhiệm với môi trường và vai trò trong tương lai của các nền kinh tế mới nổi cũng như các thỏa thuận khu vực và song phương.
Ngoài ra, cần phải có hình phạt mạnh mẽ để tránh vi phạm các quy tắc. Khuyến nghị 02; trong môi trường bất ổn căng thẳng thương mại hiện nay, cần tăng cường vai trò của BIS và IMF để thường xuyên theo dõi tác động của căng thẳng thương mại với sự ổn định tiền tệ và thị trường tài chính, đặc biệt là tăng trưởng toàn cầu. Về vấn đề này, cần xem xét việc thiết lập một thỏa thuận chính thức khu vực châu Á nhằm giám sát và đánh giá tác động đối với châu Á, đặc biệt là thị trường tài chính và đề xuất các giải pháp để giảm thiểu mọi tác động bất lợi.

Việc khuyến nghị là điều rất quan trọng, bởi vì những căng thẳng hiện tại gây ra tác động nhiều hơn với châu Á khi mà thị trường tài chính tại các quốc gia này vẫn còn non trẻ. Các nền kinh tế định hướng xuất khẩu của Châu Á dẫn đến thặng dư thương mại kéo dài, ảnh hưởng đến thặng dư cán cân thanh toán. Trong bối cảnh ngày nay, sẽ không còn bền vững.
Do đó, các quốc gia thặng dư cần phải thực hiện cải cách cơ cấu theo hướng tiêu dùng nội địa cao hơn, tránh xung đột thương mại và các hàng rào thuế quan có thể, mất giá tiền tệ cạnh tranh là có thể xảy ra.
Hệ thống tiền tệ quốc tế đòi hỏi sự cân bằng lớn hơn trong thương mại và thanh toán, không phụ thuộc quá mức vào một loại tiền tệ dự trữ chi phối. Các biện pháp trừng phạt và căng thẳng thương mại hiện nay hướng đến sự cần thiết phải nỗ lực phối hợp quốc tế tốt hơn cho các thỏa thuận tiền tệ, giúp duy trì sự ổn định trong thanh toán toàn cầu và thị trường tài chính quốc tế
PV