Home / Bất động sản / Hội nghị lấy ý kiến sử dụng đất 05 năm

Hội nghị lấy ý kiến sử dụng đất 05 năm

Ngày 20/10/2022; Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) TP.HCM đã phối hợp với Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư TP.HCM tổ chức hội nghị đối thoại Kế hoạch sử dụng đất 05 năm, 2021-2025 và  Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030 cấp huyện . Sau phần báo cáo của, đơn vị tư – Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đai – Tổng cục Quản lý đất đai, các Sở – Ngành, quận – huyện, doanh nghiệp… trao đổi góp ý những ý cần đơn vị tư rà soát kỹ hơn.

Ngày 19/06/2018; Chính phủ ban hành Nghị quyết số 80/NQ-CP về Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020), TP.HCM cơ bản hoàn thành công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận. Tính đến tháng 12/2020, toàn Thành phố đã cấp được 1.562.200 giấy chứng  nhận  cho  hộ  gia  đình, cá  nhân  (đạt  tỷ  lệ  98,13%)  và  1.514.290  giấy chứng nhận cho tổ chức (đạt tỷ lệ 92,35%).

Công tác thu hồi đất được triển khai thực hiện đảm bảo các quy định theo Điều 61, 62, 64, 65 của Luật Đất đai và xử lý thu  hồi các khu đất thuộc đối tượng sắp xếp theo Nghị định số 167/2017/NĐ-CP. Thu hồi đất theo Điều 61, 62 khoảng 263 dự án, với diện tích 1.579 ha, trong đó đất nông nghiệp khoảng 750 ha, đất phi nông nghiệp khoảng 742ha và chưa sử dụng khoảng 100 ha. Thu hồi đất theo Điều 64, 65 là 80 khu, tổng diện tích 479,11 ha; đã thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai 05 khu đất, với diện tích 61.018,2 m2. Thu hồi theo Nghị định số 167/2017/NĐ-CP là 124 khu, tổng diện tích 66,44 ha. Công tác thanh, kiểm tra trong lĩnh vực đất đai ngày càng được tăng cường và đi vào chiều sâu. TP.HCM tiến hành 46 cuộc thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật đất đai; các quận – huyện tiến hành 104 cuộc thanh tra, Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành 51 cuộc thanh tra và gần 500 cuộc kiểm tra chuyên ngành về quản lý sử dụng đất. Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán nhà nước, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường hàng năm đều ban hành các kế hoạch thanh tra và thực hiện thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai trên địa bàn TP.HCM theo kế hoạch hoặc đột xuất, đã thực hiện hơn 147.000 lượt tiếp công dân, trong đó: tiếp thường xuyên hơn 128.000 lượt, lãnh đạo tiếp hơn 19.000 lượt. Tiếp nhận, phân loại và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo: toàn TP.HCM đã tiếp nhận và xử lý khoảng 85.300 đơn thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực đất đai, trong đó đơn thư thuộc thẩm quyền giải quyết khoảng 65.200 đơn; không thuộc thẩm quyền giải quyết khoảng 20.100 đơn. Kết quả giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền TP.HCM nhận và xử lý khoảng 65.200 đơn thư kiến nghị, khiếu nại, đã giải quyết đạt khoảng 58.700 đơn thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo, đạt hơn 90%. Từ khi thành lập hệ thống Văn phòng đăng lý đất đai một cấp, đến nay tổng số lượng thực hiện các giao dịch liên quan đất đai luôn dao động: hồ  sơ  hộ  gia  đình,  cá  nhân:  đăng  ký  biến  động  đất  đai 1.802.038 trường hợp, đăng ký giao dịch đảm bảo 1.422.063 trường hợp. Đối  với  hồ  sơ  tổ  chức,  doanh  nghiệp:  đăng  ký  biến  động  đất  đai 111.184 trường hợp, đăng ký giao dịch đảm bảo 53.857 trường hợp.

Tính  đến  ngày  31/12/2020,  tổng  diện  tích  tự  nhiên  TP.HCM  là 209.539,40 ha, tăng 10,06 ha so với năm 2015. Nguyên nhân biến động chủ yếu do thực hiện điều chỉnh địa giới hành  chính của huyện Cần Giờ (do thay đổi ranh giới sông Cái Mép tại một phần Cù Lao Gò Gia giữa TP.HCM và tỉnh Đồng  Nai  –  xã  Thạnh  An).  Diện  tích  được  điều  chỉnh  theo  Quyết  định  số 428/QĐ-STNMT-BĐVT ngày  22/02/2017  của  Sở Tài nguyên  và  Môi trường tăng thêm cho diện tích tự nhiên của xã Thạnh An, huyện Cần Giờ là đất sông ngòi, kênh, rạch, suối.

Đất quốc phòng: chỉ tiêu Chính phủ giao là 3.181 ha, kết quả thực hiện được 2.183,66 ha, thấp hơn so với kế hoạch được duyệt là 997,34 ha, đạt tỷ lệ 68,65% so với chỉ tiêu kế hoạch. Trong giai đoạn 2016 –  2020 đã thực hiện các công trình như: chuyển mục đích sử dụng đất quốc phòng tại 448 Nguyễn Tất Thành 0,36 ha, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng – An ninh 40 ha, ban chỉ huy quân sự các quận – huyện… Một số dự án đất quốc phòng lớn chưa được thực hiện như: khu đất của Quân khu 07 tại dự án Cảng công nghiệp Cát Lái 25,50 ha, Bộ Tư lệnh Hải quân 32,86 ha, Xây dựng các đơn vị Bộ Tư lệnh TP.HCM 55 ha, đất công trình chiến đấu xã Phạm Văn Cội là 35,13 ha.

Lý do đất quốc phòng có kết quả thực hiện thấp được giải trình như sau: các điểm đất quốc phòng được quy hoạch với quy mô diện tích lớn, chủ yếu bố trí trên phần đất đã giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng, phải thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư, chi phí lớn, trong khi nguồn ngân sách của địa phương còn hạn hẹp, chưa đáp ứng được yêu cầu để thực hiện thu hồi đất phục vụ cho mục đích quốc phòng. Công tác tuyên truyền Luật Đất đai ở một số địa phương chưa được chú trọng; quá trình thực hiện giao đất tại một số huyện còn có sự trùng lấn giữa diện tích đất giao cho hộ gia đình, cá nhân và đất quy hoạch cho mục đích quốc phòng.  Một số đơn vị quân đội sử dụng đất chưa chủ động trong việc kê khai đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; nhận thức nhiệm vụ về quản lý, sử dụng và phát huy hiệu quả sử dụng đất quốc phòng chưa đúng mức.

Nguyên nhân giai đoạn (2016 – 2020) chưa thực hiện một số các công trình, dự án như: Khu đô thị Sài Gòn Bình An 137 ha, Khu Nhà ở An Phú trong dự án Khu đô thị Phát triển An Phú, Dự án chỉnh trang đô thị, cải thiện điều kiện sống cho các hộ dân ở trên và ven bờ Nam kênh Đôi Quận 8: phường 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7. Dự án chỉnh trang đô thị, cải thiện điều kiện sống cho các hộ dân ở trên và ven bờ tuyến rạch Bà Tàng, Khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa, Khu dân cư đô thị Cảng Phú Định, Dự án chỉnh trang đô thị rạch Ụ Cây (GĐ2), Khu tái định cư phục vụ Khu đô thị Tây Bắc thành phố, Khu dân cư Hiệp Phước 01 thuộc Khu đô thị Cảng Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè. Khu dân cư Hiệp Phước 02 thuộc Khu đô thị Cảng Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè. Dự án  Khu dân cư Phong Phú tại Khu chức năng số 15- Đô thị mới Nam Thành phố, Khu 11A  – khu chức năng số 11 Đô thị mới Nam thành phố, Bình Hưng (giai đoạn 1).

Sau 05 năm thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016 – 2020 bên cạnh những thành quả đạt được, vẫn còn một số tồn tại như: việc lập và phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 – 2020) của TP.HCM và 05 huyện, dù được triển khai từ đầu năm 2016 nhưng chậm được phê duyệt. Do vậy, thời gian triển khai thực hiện gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Tình trạng phân lô bán nền trên đất nông nghiệp vẫn tồn tại ở một số khu vực có tốc độ đô thị hóa nhanh như: quận 12 và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh. Vẫn còn tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích được giao đất, cho thuê đất; vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Ý kiến về KHSD đất 05 năm (2021 –  2025):

Tiếp tục phát triển xây dựng theo hướng đô thị xanh, văn minh. Tạo quỹ đất  ven  sông,  rạch,  xây  dựng  chính  sách  phù  hợp đẩy  mạnh  thu  hút  các  thành phần kinh tế đầu tư để chỉnh trang và phát triển đô thị, cải tạo chung cư cũ, di dời nhà trên kênh rạch, tổ chức cuộc sống của dân cư, triển khai các dự án phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, thu hút đầu tư xây dựng các khu đô thị mới như: khu đô thị  sáng  tạo tương tác cao phía Đông, khu đô thị  mới  Thủ Thiêm, khu đô thị  phía  Nam  thành  phố, khu đô thị  Tây  Bắc, khu đô thị  Bình Quới – Thanh Đa, khu đô thị lấn biển Cần Giờ. Đẩy nhanh phát triển hạ tầng xã hội, đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới.

Ông Trà Ngọc Phong, Phó trưởng Phòng Kế hoạch – Tài chính Sở NN&PTNT – TP. HCM nêu ý kiến: hiện tại cù lao Phú Lợi – huyện Cần Giờ nằm trong đất rừng phòng hộ của TP.HCM. Năm 1991 Hội đồng Bộ trưởng đã ra Quyết định 173 về ranh giới rừng phòng hộ của TP.HCM, trong đó có cù lao Phú Lợi nằm trong rừng phòng hộ. Bây giờ chúng ta muốn tách ra khỏi, thì cấp nào có Quyết định thành lập thì cấp đó sẽ có quyết định bỏ hoặc thay đổi ranh. Nếu muốn tách cù lao Phú Lợi ra khỏi rừng phòng hộ, thì phải làm tham mưu cho UBND TP.HCM có tờ trình, trình Chính phủ – là Hội đồng Bộ trưởng ngày xưa. Chúng ta lập phương án sử dụng đất của huyện Cần Giờ, trong đó có cù lao Phú Lợi để đưa vô phương án sử dụng đất, tích hợp vào quy hoạch của TP.HCM đến năm 2030 – 2050 trình Chính phủ phê duyệt, thì lúc đó ranh cù lao Phú Lợi được đưa ra khỏi rừng phòng hộ của TP.HCM. Trong phần quy hoạch đất nông nghiệp của huyện Cần Giờ, không thấy rõ ranh của Cù Lao Phú Lợi, đề nghị Đơn vị tư vấn rà soát lại…Còn lập kế hoạch sử dụng đất đến năm 2025, quận Bình Thạnh vẫn còn đất lúa là không phù hợp với thực tế, chỉ còn huyện Củ Chi trồng lúa và một số ít ở huyện Bình Chánh, Hóc Môn. Sở TN & MT cần tham mưu cho UBND TP.HCM đề xuất Chính phủ giảm chỉ tiêu đất trồng lúa để các huyện “dễ thở hơn”.

Sở Điện lực cho biết sẽ cập nhật thông tin vào kế hoạch 05 năm, vì quy hoạch đất đai liên quan đến mạng lưới điện lực. Sở Y tế đề nghị giữ nguyên 665 ha đất xây dựng y tế, không giảm diện tích xuống còn 449 ha, giảm gần 200 ha sẽ gây khó khắ cho Ngành y tế của TP.HCM. Khu chế xuất – KCN TP.HCM, có 924 ha nhưng trong quy hoạch sử dụng đất thì KCN Phạm Văn Hai 01 – 02 là 666 ha để qy hoạch phát triển KCN cao từ đây đến 2025, bị rút xuống còn 137 ha…Đề nghị Đơn vị Tư vấn đề nghị và xem xét kiên nghị không giảm đất KCN…

Bà Nguyễn Thị Thảo – Trưởng Phòng TN-MT huyện Bình Chánh cho biết: báo cáo phân bổ đất chuyên trồng lúa nước cho huyện là 2.700 ha, hơn gấp đôi so với kế hoạch sử dụng đất kỳ trước. Hiện tại thì việc trồng lúa nước ở huyện Bình Chánh không hiệu quả, do thiếu nguồn thủy lôi tưới tiêu.

Hầu như các quận – huyện ngoài thành, còn nhiều vướng mắc trong báo cáo sử dụng đất 05 năm như: đất nông nghiệp, đất công đất liên quan đến đường Vanh đai 03, hoặc một số dự án cùa quận – huyệnkhông được đưa vào báo cáo…Các quận nội thành tương đối ổn định, cá quận – huyện có ý kiến cho biết, sau hội nghị sẽ có văn bản rà soát chính xác, báo cáo về cho Sở tài nguyên & Mội trường nắm bắt thông tin cụ thể, cung cấp cho Đơn vị tư vấn.

Phát biểu kết luận, ông Nguyễn Toàn Thắng – Giám đốc Sở TN & MT TP.HCM cho biết: để bảo đảm thời gian, tiến độ phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất 05 năm; các quận – huyện và TP.Thủ Đức…cần rà soát lại toàn bộ nội dung liên quan tới địa bàn, các danh mục dự án chưa có hoặc cần bổ sung, để công tác thực hiện nhanh và đầy đủ, bằng văn bản. Sở TN & MT sẽ tập hợp nội dung thiếu, sai sót để điều chỉnh kịp thời, bảo đảm kế hoạch sử dụng đất đúng và trúng, trình UBND TP.HCM, Ban Thường vụ Thành ủy; trước khi trình lên Thủ tướng phê duyệt.

Thái Mậu