Hội thảo “Innovating in Existing Markets: Không gian thị trường cũ liệu có còn chỗ cho đổi mới? Đã diễn ra vào ngày 24/11/2022, tại TP.HCM đã chào đón 100+ các CEO, CFO, lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp Việt Nam để thảo luận chuyên sâu từ các vấn đề nền tảng và câu chuyện thành công. Dù doanh nghiệp đang ở bất kỳ trạng thái nào thì đây vẫn là hội thảo giải đáp phần nào góc nhìn cho chiến lược: đổi mới từ đâu trong không gian thị trường đã cũ, tìm hướng đi cho tiến trình đổi mới doanh nghiệp, bài học thực tiễn từ các doanh nghiệp đầu ngành như: PNJ, KIDO và thông qua kinh nghiệm quốc tế từ các chuyên gia….
Trên thế giới; đổi mới sáng tạo được đánh giá là một trong những chỉ số phát triển quan trọng, là yếu tố định hướng trung tâm phát triển của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Nằm trong những quốc gia có quyết tâm cao về đổi mới sáng tạo, Việt Nam đang ngày càng hoàn thiện các yếu tố thúc đẩy đổi mới sáng tạo hiệu quả. Nhưng, tất cả phải bắt đầu từ doanh nghiệp – chủ doanh nghiệp – Hội đồng quản tri doanh nghiệp…thì mới thành công, nói tóm lại là yếu tố con người.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam hoạt động ở nhiều lĩnh vực, quy mơ lớn nhỏ đang đối mặt với đổi mối sáng tạo, các chuyên gia cho rằng: đổi mơi sáng tạo đã diễn ra lâu rôi nhưng đến gian đoạn này là cần vận hành theo “hệ thống – hệ sinh thái mới”. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp e ngại, vì tất cả hoạt động phải “số hóa”, vận hành công khai minh bạch…
Ở một góc độ khác, doanh nghiệp chưa đạt được ngưỡng tăng trưởng nên muốn tăng tốc, vươn lên khi ý thức thời điểm này là cơ hội cho những thế hệ doanh nghiệp thức thời. Đồng thời, ở một bức tranh khác, những doanh nghiệp đã từng “vàng son” nhưng đang trên đà đi về “bên kia sườn núi” thì làm cách nào khôi phục vị thế. Doanh nghiệp vẫn đang tìm kiếm những con đường mới, thử nghiệm thêm những sản phẩm, dịch vụ mới, ứng dụng thêm công nghệ cho quá trình mở rộng thêm không gian thị trường nhưng gặp phải một số rắc rối, bỡ ngỡ và chưa tìm ra công thức đúng để tối ưu. Tuy nhiên, những doanh nghiệp kể trên vẫn còn quan sát và đứng ngoài quá trình thay đổi và chuyển đổi, ý thức được phải làm nhưng lo lắng về nguồn lực, về cách thức và quan trọng hơn, câu hỏi tìm ra điểm bắt đầu, tìm ra “công tắc” cho chính doanh nghiệp mình.
Chính sự năng động của phụ nữ và đôi giầy “marathon” đã làm cho Nhà sáng lập thương hiệu Belle bị sụp đỗ…Khi không bắt kịp đổi mới sáng tạo trong kinh doanh.
Ở phần trình bày của 02 chuyên gia Trường Doanh Nhân Hồng Kong cho thấy: doanh nghiệp phải đổi mới sáng tạo nhưng bắt đầu từ đâu thí chính chủ doanh nghiệp đó phải nhìn ra để các đơn vị tư vấn tư vấn, doanh nghiệp phải biết đơn vị của mình phải mơ rộng thị trường bắng cách nào, phát triển sản xuất nắm bắt được thị trường tiêu thụ và tâm lý người tiêu thụ…Từ câu chuyện của thương hiệu Belle, do không tìm hiểu được tâm lý người dùng trong giai đoạn hiện đại nên Nhà sáng lập ra thương đó đã làm sụp đổ công ty sau nhiều năm thanh công. Thơi vàng son của Công ty là giai đoạn phụ nữ thường sử dụng giày cao gót…nhưng bước ào xã hội hiện đại, con người năng động duy chuyển khắp nơi, họ cần giày marathon, loại giày này phù hợp đối với nhiều đối tượng…Không đáp ứng được nên bước vào ực thẳm phá san và được Nhà đầu tư khác mua lại,họ áp dụng công nghệ mới – đổi mới sáng tạo phục vụ thị trường dành cho nhiều đối tượng và trong đó có trẻ em – phụ nữ, từ đó họ bước thêm bước nữa sang lĩnh vực khác, rồi ság tạo thêm giá trị thẩm mỹ gia tăng cho sản phẩm…
PGS. TS. Phan Quang Tuấn – Trưởng Đại diện HKU VN đã gợi mở góc nhìn của chuyên gia qua Keynote “Data Capital: Tài nguyên dữ liệu trong chiến lược đổi mới và tái tạo của doanh nghiệp”, nêu ra chiến lược doanh nghiệp cần đạt được, từ đó quay ngược lại trả lời câu hỏi cần thu thập những loại data gì, phương thức thu thập và phân tích data thế nào, cuối cùng là cách đưa data vào phục vụ mục tiêu cho doanh nghiệp sao cho hiệu quả.
Trong ban lãnh đạo, CEO là người dẫn dắt sự phát triển đột phá và bền vững của doanh nghiệp, thường có tư duy cởi mở với innovation. Nhưng, CFO là người nắm hầu bao của doanh nghiệp, dưới áp lực quản lý tài chính cũng là “động mạch chủ” của doanh nghiệp, lại rất thận trọng và có xu hướng thắt chặt chi tiêu cho hoạt động innovation nếu không thấy rõ nguồn thu trả lại từ hoạt động này.
Dragon Y. Tang – Phó Giám đốc Trung tâm Đổi mới và Phát triển Tài chính HKU trình bày giúp lãnh đạo các doanh nghiệp tháo gỡ nút thắt bằng Keynote “Innovation Capital: Sử dụng hiệu quả vốn liếng đổi mới sáng tạo”. GS. Dragon Y. Tang đã dùng ngôn ngữ tài chính để đối thoại với CFO, giúp CFO hiểu tầm nhìn CEO: đầu tư vào hoạt động innovation là cách xây dựng nền tảng giúp doanh nghiệp phát triển đột phá và bền vững trong 10 – 20 năm tới. Tuy nhiên, hiệu quả của hoạt động innovation không thể nhìn thấy ngay trong năm tài chính, hiệu quả chỉ thấy được trong vòng 03 – 05 năm. Vậy, cách nào để thuyết phục CFO rằng innovation là khoản đáng đầu tư, cách thức doanh nghiệp tách nguồn quỹ đầu tư cho innovation, cách giảm áp lực trên báo cáo tài chính doanh nghiệp vì khoản đầu tư innovation, cách thức lường sự hiệu quả hoạt động innovation…
Tại phiên CEO Innovation Talks đã diễn ra thảo luận giữa các CEO từ các doanh nghiệp đầu ngành, dẫn dắt xu hướng và tiến trình đổi mới sáng tạo trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam như: Ông Trần Lệ Nguyên – Đồng sáng lập – TGĐ Kido Group, ông Lê Trí Thông – Phó chủ tịch HĐQT và TGĐ PNJ, bà Trương Lý Hoàng Phi – Chủ tịch HĐQT và TGĐ IBP….sẽ đưara những bài học kinh nghiệm từ doanh nghiệp của họ để các CEO, chủ doanh nghiệp khác, có thể rút inh nghiệm thực hiện đổi mới sáng tạo.
Nhìn vào cục diện phát triển kinh tế thế giới hiện nay, các quốc gia phát triển như: Thụy Sỹ, Thụy Điển, Mỹ, Anh, Singapore, Phần Lan, Đức…đều là những nền kinh tế đứng đầu về các chỉ số đổi mới sáng tạo. Cùng với đó là sự ảnh hưởng từ các doanh nghiệp công nghệ của các quốc gia phát triển đối với nền kinh tế thế giới. Các tập đoàn công nghệ lớn như: Amazon, Google Apple, Facebook, Apple, AT&T, Walmart (Mỹ), ICBC, Ping An, Huawei, China Construction Bank, Wechat (Trung Quốc), Toyota (Nhật Bản), Samsung (Hàn Quốc), Mercedes-Benz, Volkswagen (Đức), Saudi Aramco (A-rập Xê-út), Shell (Hà Lan)… vốn có giá trị thương hiệu lớn, ứng dụng các công nghệ cao cùng tốc độ phát triển nhanh chóng ngày càng mở rộng và chi phối không chỉ nền kinh tế quốc gia, mà còn trên toàn thế giới. Đây là một trong những minh chứng cho thấy, sự phát triển của khoa học – kỹ thuật dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) đã kết nối toàn cầu thành một thế giới phẳng và giúp con người giải quyết các vấn đề khủng hoảng kinh tế, mở ra cơ hội cho các nước kém phát triển hơn có thể học tập ứng dụng, sáng tạo công nghệ của các nước “đi trước”, hạn chế các phát sinh chi phí rủi ro bằng việc khắc phục những hạn chế của các quốc gia đi trước nhằm phát triển năng lực, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân trong nước.