Ngày 12/08/2022; tại TP.HCM, UBND Đà Nẵng phối với Ủy ban Nhà nước về người VN ở nước ngoài tổ chức buổi tọa đàm giới thiệu Môi trường đầu tư vào TP.Đà Nẵng. Sự kiện đã thu hút kiều bào ngoài nước tham gia trực tuyến từ 19 quốc gia và vùng lãnh thổ như: Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Úc, Đức, Nga, Bà Lan, Slovakia, Anh, Pháp, Italia, Bỉ, Thuỵ Sỹ, Hungary, Thái Lan, Mông Cổ… cùng 100 doanh nghiệp người VN ở nước ngoài và doanh nghiệp của 02 địa phương.
Sau khi nghe báo cáo chiến lược phát triển và kêu gọi đầu tư vào Đà Nẵng của bà Đỗ Thị Quỳnh Trâm – Phó Giám đốc Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư Đà Nẵng về các chính sách ưu đãi, dự án kêu gọi đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghiệp phụ trợ, xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp; giới thiệu một số dự án trọng điểm đầu tư của thành phố trong thời gian đến như: Cảng Liên Chiểu, Khu phức hợp Trung tâm tài chính, thương mại, vui chơi giải trí, casino và chung cư cao cấp, Không gian sáng tạo Đà Nẵng, Trung tâm thương mại quốc tế, Bệnh viện quốc tế, Viện dưỡng lão, Trường liên cấp quốc tế…hầu như các doanh nhân Việt kiều khá hào hứng đề xuất nhiều giải pháp về các lĩnh đầu vào Đà Nẵng.
Ông Bảo Hòa – Việt kiều Mỹ chia sẻ: có hơn 10 năm sinh sống tại Đà Nẵng, tôi đã đưa 07 công ty ở Mỹ vào VN khảo sát đầu tư và có 03 công ty đã đầu tư tại Hòa Khánh – Đà Nẵng, Chân Mây – Huế, hai công ty này đã giải quyết được 5.000 công việc, ở miền Bắc có 01 công ty. Hiện nay, các công ty còn lại đang chuẩn bị tiến vào miền Nam để đầu tư. Theo tôi; có 04 lý do để đầu tư vào Đà Nẵng là: chính quyền và thủ tục hành chánh khá thông thoáng, phương tiện giao thông thuận tiện – có cảng biển để xuất khẩu, nhân lực ở Đà Nẵng ổn định, Đà Nẵng là thành phố đáng sống.
Bác sỹ – Tiến sỹ Karen Kiều – Việt Kiều Italy nêu 9 ý kiến và nhận định về sự kêu gọi đầu tư của Đà Nẵng “thiếu” lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là chăm sóc sức khỏe theo mô hình “bác sĩ gia đình”, sau cơn đại dịch.
Với lời kêu gọi doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực như: sản xuất nông nghiệp cao, công nghệ cao thuộc các ngànhnghề: vi điện tử, cơ điện tử, quang điện tử, công nghệ sinh học, ICT, năng lượng mới, công nghệ nano, vật liệu mới, công nghệ hóa dầu…các dự án phát triển hạ tầng, dịch vụ du lịch, bất động sản, thương mại…Đã bắt đầu lộ diện sức hấp dẫn từ khu công nghệ thông tin tập trung tại Đà Nẵng – IT Park, chuẩn bị khai thác giai đoạn II – với 210 ha của Tập đoàn Trung Nam.
Bà Ngô Phẩm Trân – Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Kinh tế Văn hóa Giáo dục Đài Loan – Việt Nam cho biết: Hiệp hội đã đưa khá nhiều doanh nghiệp Đài Loan về VN đầu tư, một Tập đoàn đầu tư sẽ có đến mười mấy vệ tinh đi kèm – đó là Top cao ở Đài Loan. Từ 2016 đến nay, Đài Loan có chính sách di chuyển các Tập đoàn sản xuất điện tử đến VN, Hiệp hội đã xúc tiến đưa nhà đầu tư về miền Bắc, do giai đoạn 01 liên quan đến các linh kiện đi kèm, đã được Chính phủ VN phê duyệt nhiều dự án. Và một số Tập đoàn đang mở rộng đầu tư giai đoạn 02 về khu vực miền Trung. Hiệp hội đang khoanh vùng ở 02 thành phố là Nghệ An và Thanh Hóa nhưng từ trước đến nay Hiệp hội chưa có dịp nghiên cứu sâu ở Đà Nẵng, nếu Đà Nẵng có khu công nghệ cao thì Hiệp hội đề nghị với lãnh đạo Đà Nẵng cung cấp cho Hiệp hội thông tin để có thể tạo điều kiện hợp tác và đầu tư vào nơi đây.
Ông Trần Bá Phúc – Chủ tịch Hội Doanh nhân VN tại Úc chia sẻ: thị trường Úc đầu tư vào VN còn khiêm tốn nhưng XNK rất lớn, năm 2022 kim ngạch XNK giữa 02 nước đạt 10 tỷ USD, mới đây có 01 doanh nghiệp Úc về VN đầu tư nhà máy đốt rác thải và chuyển thành năng lượng điện. Đây là dự án về công nghệ cao, họ đầu tư ở một huyện ngoại thành Hà Nội, đang thử nghiệm để tính xác xuất mức khả thi. Hội có thể đứng ra kết nối với doanh nghiệp đó cho Đà Nẵng tiếp cận, vì họ đang dự trù xây thêm 02 nhà máy nữa ở 03 vùng khác nhau, thì mới đáp ứng nhu cầu thu hồi vốn.
Tiến sỹ Nguyễn Trà My – Chủ tịch lâm thời Hội Doanh nhân VN tại Trung Quốc cho biết: Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với các tỉnh của VN rất là sớm như:Giang Đông, Sơn Tô, Phương Ninh…của Trung Quốc với VN, Đà Nẵng là nơi có sức hút đầu tư rất là lớn đối với các doanh nghiệp Trung Quốc muốn đến đầu tư. Về phía Trung Quốc; mỗi năm có khoảng 100 dự án FDI vào Đà Nẵng, Hồng Kong, Đài Loan và Ma Cao ở các lĩnh vực như: điện tử, nhà hàng, nông sản…Hội đang có dự án hướng dẫn doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào VN là các dự án như: Nhà máy sản xuất thiết bị năng lượng điện gió – chủ yếu lá cánh quạt điện gió, dự kiến nức đầu tư là 100 triệu USD. DỰ án thứ hai là xây dựng KCN Vật liệu Xây dựng tại VN, dự kiến khoảng 30 ha, đang trong giai đoạn khảo sát. DỰ án thư ba là xây dựng nhà máy gia công sản xuất ống hàn thép, sử dụng 60.000m2, cần vị trí cách cảng khảong 40m, dự kiến giải quyết co 1.000 lao động tại địa phương. Ngoài ra hội còn quan tâm đến một số dự án điện gió của Tập đoàn Trung Nam ở Đà Nẵng, đa số các nhà đầu tư Trung Quốc thường quan tâm đến chính sách miễn giãm giảm thuế, thuê đất, mua đất…tại VN.
Điều mà các doanh nhân Việt kiều muôn đầu tư vào VN là sự thừa kế “tài sản” đầu tư cho con cái có quốc tịch nước ngoài.
Ông Võ Văn Long – Chủ tịch Hội Doanh nhân tại Đức chia sẻ: môi trường đầu tư ở Đà Nẵng rất tốt, Tập đoàn của chúng tôi đang tiếp tục triển khai đầu tư tại VN, riêng cá nhân tôi thì chuyên đầu tư về logictic, với các nhu cầu: chúng tôi cần khoảng 25.000 m2 đến 10 ha tập trung phân phối , hoạt động online và trung tâm lưu trữ hàng hóa thiết bị thông minh, chúng tôi không chỉ chọn Đà Nẵng mà khắp cả nước, chúng tôi mong được kết nối sâu hơn về logictic tại Đà Nẵng. Vấn đề mà hiện nay Việt kiều chúng tôi băn khoăn là chúng tôi đầu tư ở VN, người thừa kế là con cái nhưng mang quốc tịch nước ngoài thì không được quyền thừa hưởng, đây cũng là vấn đề làm cản bước ý tưởng đầu tư của khá nhiều Kiều bào nước ngoài.
Ông Dương Quan Phú – Đại diện Hiệp hội Đầu tư Doanh nhân VN – Hàn Quốc: VN đã có nhiều mối quan hệ với các địa phương ở Hàn Quốc, chúng tôi có nhiều địa phương Hàn Quốc tương đồng với Đà Nẵng, muốn được trao đổi hợp tác cụ thể hơn để ký kết xúc tiến thương mại, hỗ trợ hai địa phương và hỗ trợ xúc tiến thương mại tại Hàn Quốc.
Đại sứ Ngô Hướng Nam – Phó Chủ nhiệm Ủy Ban Nhà nước về người VN ở nước ngoài nêu ý kiến về buổi tọa đàm: trả lời về câu hỏi về quốc tịch, đây là vấn đề mà Kiều bào nêu ý kiến tại nhiều diễn đàn, vấn đề này đang được Ủy ban Nhà nước về người VN ở nước ngoài đang tiến hành tọa đàm lấy ý kiến tất cả bà con Kiều bào để đưa vào chương trình xây dựng quốc tịch, sẽ có sửa đổi trong chương trình Quốc tịch của Quốc Hội khóa 15. Ngày 9/9/2022, chúng tôi sẽ làm việc với cộng đồng người VN ở Châu Âu để lắng nghe các ý kiến về chính sách quốc tịch. Các doanh nghiệp Kiều bào trong và ngoài nước đã nêu nhiều ý tưởng khả thi, mong sau cuộc tọa đàm này tất cả sẽ tiếp tục đưa ý tưởng thành hiện thực như ý kiến của Đài Loan, Trung Quốc, Ba Lan…
Thông qua buổi tọa đàm, TP.Đà Nẵng đã có cơ hội chia sẻ nhiều thông tin về môi trường đầu tư giữa Đà Nẵng và Kiều bào trong thời gian qua khá tịch cực nhưng vẫn còn nhiều điều chưa thể đáp đáp ứng nhu cầu mới của Kiều bào đặt ra trong thời kỳ mới./.