Home / Doanh nghiệp / Lào mở ra hướng đầu tư cho doanh nghiệp Việt Nam

Lào mở ra hướng đầu tư cho doanh nghiệp Việt Nam

Sáng 13/12/2022; tại TP.HCM đã diễn ra Diễn đàn Thương mại và Đầu tư Việt Nam – Lào, với phần trao giấy chứng nhận cho 17 dự án (có 02 dự án của Co.op và Satra cùngnội dung) và 01 hợp đồng kinh tế.

TP.HCM đón tiếp Phó Thủ tướng Lào – Sonexay Siphandone, tham dự Diễn đàn  Thương mại và Đầu tư Việt Nam – Lào

Lào hiện là thị trường đầu tư ra nước ngoài lớn nhất của doanh nghiệp Việt Nam, đứng thứ nhất trong số 78 quốc  gia – vùng lãnh thổ mà Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. Với 238 dự án, có tổng vốn đăng ký là 5,34 tỉ USD, trong đó nhà đầu tư đến từ TP.HCM, khoảng 44 dự án, với tổng số vốn đăng ký 496 triệu USD. Cho đến nay các dự án đầu tư của Việt Nam có mặt khắp các vùng – miền của Lào, thuộc nhiều lĩnh vực như: tài chính, ngân hàng, viễn thông, dịch vụ, nông lâm nghiệp…nhiều dự án đã đi vào hoạt động, đạt hiệu quả tốt, đóng góp nhiều mặt cho phát triển kinh tế – xã hội của Lào và được chính phủ Lào đánh giá cao như: dự án đầu tư của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh của Việt Nam tại Lào, dự án viễn thông của Tập đoàn Viettel, dự án xây dựng hệ thống phân phối xăng dầu của Tổng công ty Dầu Việt Nam, dự án tổ hợp sân golf và khách sạn – nhà ở, với tổng số vốn đầu tư là 01 tỷ USD – Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh Golf Long Thành.

Bà Hứa thị Bích Thu – TGĐ Indochina Holdings cho biết: thuận lợi của chúng tôi khi đầu tư vào Lào là đón nhận được sự thân thiện của nhân dân Lào. Khó khăn chủ yếu là giao thông nội trong đất nước Lào, chúng tôi cố gắng lắm trong chuyến đi khảo sát, chứ không nản lắm. Chúng tôi sẽ đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp,vì khí hậu tốt, sẽ trồng cao lương – ngô – đậu nành…Trong năm 2022, sẽ xây dựng 02 nhà máy tại Xiêng Khoản và Savannakhet, tuyển công nhân dọc biên giới Việt Nam – Lào, chọ thị trường xuất khẩu là Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan. Lào không có tuyến đường biển nhưng lại có tuyến đường bộ Việt Nam – Trung Quốc – Myanmar – Thái Lan, rất tốt; chúng tôi sẽ quan tâm đầu tư đến lĩnh vực du lịch đối với cánh đồng Chum. Vì vậy, chúng tôi muốn biết kế hoạch của chính phủ Lào hiện tại ưu đãi cho nhà đầu tư thế nào? Trong đó có Việt Nam.

Phó Thủ tướng Lào – Sonexay Siphandone phát biểu khai mạc diễn đàn

Bên cạnh đó một số doanh nghiệp khác, quan tâm đến lĩnh vự y tế và logictis…để giài đáp nhu cầu của các doanh nghiệp Việt Nam, khi đầu tư vào Lào, Phó Thủ tướng Lào – Sonexay Siphandone đã trả lời chung một số kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của Lào trong giai đoạn 05 năm tới như:

Về y tế: Chính phủ Lào đã chia ra 02 lĩnh vực nhà nước và tư nhân, nhằm nâng cao chiến lược chăm sóc sức khỏe cho người dân trong vấn đề khám chữa bệnh và điều trị. Lào cũng đã xây dựng được quỹ BHXH, giúp người dân có thu nhập thấp, thu nhập trung bình có đủ điều kiện khám chữa bệnh. Chúng tôi quan tâm đến vấn đề y tế nhưng các thiết bị y tế đầu tư vào Lào phải đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế, do một số bệnh viện tư nhân hiện tại thuê nhà của người dân làm làm cơ sở khám chữa bệnh nhưng không đảm bảo. Vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư sang Lào trong lĩnh vực y tế, cần quan tâm đến vấn đề thiết bị y tế đạt chuẩn và cơ sở hạ tầng cũng phải đạt chuẩn.

Logistics: là mục tiêu thứ hai của Lào trong phát triển kinh tế, vì chúng tôi không có biển, đường biển dọc MêKông là vấn đề tâm nhất để xây dựng các tuyến giao thông quốc lộ số 07 đi qua Việt Nam, đường số 08 đi qua Hà Tĩnh  và Quảng Trị. Tuy nhiên còn hạn chế, vì liên quan đến chuẩn trọng quốc tế, hiện nay chúng tôi cải thiện tuyến đường thủ đô Viêng Chăn đi qua Việt Nam, Việt Nam – Lào đang triển khai đường cao tốc Hà Nội – Viêng Chăn: vận tải hàng hóa từ Trung Quốc sang Lào qua Nghệ An – Việt Nam, 02 nước đang trong quá trình thúc đẩy thiết kế thi công, nguồn vốn từ Nhật Bản, họ đã gửi chuyên gia đi khảo sát. Tuy nhiên; giữa 02 chính của Việt Nam và Lào cũng không thể dựa vào Nhật Bản, 02 nước đang vận động doanh nghiệp hai bên phát triển dự án theo nhiều mô hình khác. Trong đó có FLC của Việt Nam đã ký thỏa thuận với một Công ty của Lào để phát triển dự án này. Ngoài ra Chính phủ Việt Nam cũng đã cho phép Lào sử dụng một số cảng khác như: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Dung Quất, Hải Phòng…Xuất khẩu hàng hóa của Lào.

Phát biểu bế mạc, ông Phan Văn Mãi – Chủ tịch UBND TP.HCM nhận mạnh: để có thể tận dụng và phát phát huy cơ hội vượt qua khó khăn thách thức, nhất là tác động tiêu cực của dịch covid-19, doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao tính chủ động để khai thác hết lợi thế xuất khẩu sang Lào.Tôi đề nghị ngay sau diễn đàn này các cơ quan chức năng liên quan của TP.HCM, triển khai 03 nhiệm vụ chính sau đây: Thứ nhất: Saigon Co.op, triển khai hoạt động khảo sát diện tích 5.000 m2 của TP.HCM, đặt tại khu phức hợp Asean Mall – Thủ đô Viêng Chăn. Thứ hai: Trung tâm XTTM  và Đầu tư là đơn vị chủ trì tổ chức: tuần lễ sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam tại các tỉnh của Lào, hoạt động kết nối giao thương và Hội nghị Xúc tiến Đầu tư của doanh nghiệp Lào tại TP.HCM. Thứ ba: Saigon Co.op và Satra, phối hợp chặt chẽ hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp Lào đưa hàng hóa của Lào vào các kênh phân phối tại TP.HCM. Trong khuôn khổ sự kiện này; Nhân dịp kỷ niệm 102 năm ngày sinh Chủ tịch Kaysone Phomvihane (13/12/1920 – 13/12/2022), tôi xin thay mặt lãnh đạo TP.HCM bày tỏ ngưỡng mộ sâu sắc đối với Chủ tịch Kaysone Phomvihane  –  một nhà yêu nước chân chính, nhà lãnh đạo bản lĩnh kiên cường, trí tuệ, là lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Lào, là người bạn lớn thân thiết của nhân dân Việt Nam. TP.HCM cam kết sẽ tiếp tục nỗ lực cho việc củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Kaysone Phomvihane xây dựng vun đắp.

Tại diễn đàn lần này 17 dự án đầu tư vào Lào đã được Chính phủ Lào trao giấy chứng nhận bao gồm:

1.Dự án KDL Sinh thái Nghỉ dưỡng cao cấp kết hợp vườn hoa Hữu nghị Việt Nam – Lào của Công ty Indochina Holdings, vốn đầu tư 200 tỷ.

2.Dự án hỗ trợ giống nông sản cho nông dân tỉnh Sêkong, Công ty Đồng Nai Long Châu, 50 tỷ đồng.

3.Dự án trồng cây cao lương xây dựng nhà máy sản xuất và kết hợp chăn nuôi của Tập đoàn Trường Thịnh, 500 tỷ đồng.

4.Dự án đầu tư phát triển vùng trồng cây cao lương và xây dựng nhà máy chế biến nông sảncủa Tập đoàn Trường Thịnh, tổng vốn đầu tư 250 tỷ đồng.

5.Hợp tác hỗ trợ phát triển nông nghiệp tại tỉnh Champasak, 50 tỷ đồng.

6.Hợp tác phát triển nông nghiệp khoáng sản tại tỉnh Hủa Phăn.

7.Dự án trồng cây cao lương, xây dựng nhà máy sản xuất kết hợp chăn nuôi.

8.Hợp tác phát triển nông nghiệp và xúc tiến thương mại nông sản Lào

9.Dự án phát triển ngành Công nghệ thông tin, 30 tỷ đồng

10.Hợp tác phát triển sản phẩm du lịch trải nghiệm dành cho sinh viên 02 nước Việt – Lào.

11.Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, kết hợp sân golf và khách sạn 05 sao, vốn 2.000 tỷ đồng.

12.Dự án trồng hoa và khai thác du lịch tại cánh đồng Chum, vốn 150 tỷ đồng.

13.Dự án hỗ trợ giống nông sản cho nông dân tại tỉnh Xiêng Khoản, vốn đầu tư 50 tỷ đồng.

14.Dự án trồng cây cao lương, xây dựng nhà máy sản xuất và kết hợp chăn nuôi, vốn 500 tỷ đồng.

15.Hợp tác quảng bá du lịch song phương.

16.Hỗ trợ đưa sản phẩm của Lào vào các kênh bán lẻ tại TP.HCM của Saigon Co.op, vốn đầu tư 10 tỷ đồng.

17.Hỗ trợ đưa sản phẩm của Lào vào các kênh bán lẻ tại thành phố Hồ Chí Minh 10 tỷ đồng của Satra

18.Đề án xây dựng thương hiệu và xuất khẩu nếp Lào, vốn đầu tư 25 tỷ đồng

Hợp đồng kinh tế: hợp đồng xuất khẩu nếp Lào sang các thị trường tiềm năng, sản phẩm nếp Lào loại 01, tổng giá trị hợp đồng là 19.113,65 USD.

Thái Mậu